Hỗ trợ tư vấn xóa nợ xấu trên CIC nhanh chóng, dễ dàng 2021
Hiện nay có không ít khách hàng bị rơi vào tình trạng nợ xấu ngân hàng. Vậy làm sao để có thể xóa nợ xấu ngân hàng? Nếu anh/ chị cũng đang quan tâm vấn đề này thì hãy để Dòng Vốn chia sẻ một số cách xóa nợ xấu ngân hàng nhanh chóng và đơn giản dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Nợ xấu là gì theo phân loại trên hệ thống CIC?
2. Cách xóa nợ xấu CIC nhanh chóng, dễ dàng
2.1. Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng
2.2. Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng
3. Khi nào nợ xấu được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC?
1. Nợ xấu là gì theo phân loại trên hệ thống CIC?
Trước khi tìm hiểu về cách xóa nợ xấu ngân hàng hay cách xóa nợ xấu cic thì anh/chị cần nắm rõ định nghĩa thế nào là nợ xấu. Trong lĩnh vực ngân hàng có rất nhiều thuật ngữ và nợ xấu là một trong số đó.
Thuật ngữ này được dùng để chỉ những khoản vay dù đã đến hạn thanh toán theo hợp đồng nhưng chưa được khách hàng trả đầy đủ và đã quá hạn vay.
Nguyên nhân bị nợ xấu ngân hàng
Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu ngân hàng có rất nhiều, đó có thể là do người vay:
- Mua hàng trả góp trên mạng, siêu thị hoặc các cửa hàng nhưng không đủ khả năng hoặc cố tình không thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo như hợp đồng đã ký.
- Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán nhưng không kiểm soát tốt dẫn tới chi tiêu vượt mức, làm mất khả năng trả nợ đúng hạn.
- Quên hoặc cố tình quên thanh toán nợ cùng các khoản phí phạt đúng hạn cho ngân hàng, tổ chức tín dụng nên bị chuyển thành nợ quá hạn ngân hàng.
- Chi tiêu vượt mức thẻ thấu chi theo lương nên không đủ điều kiện để thanh toán khi tới kỳ nên phát sinh nợ quá hạn.
- Cố tình không trả nợ để khoản nợ đã vay chuyển sang nợ quá hạn và nợ xấu.
Sau khi đã bị liệt vào danh sách nợ xấu thì việc vay thêm vốn hay mua trả góp ở bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào đều cực kỳ khó khăn và gần như là không thể. Do đó, các vấn đề này ngày càng được nhiều người quan tâm hơn.
Nếu anh/chị đang nghi ngờ hoặc không biết mình có thuộc nhóm nợ xấu nào không thì có thể tự tra cứu nợ xấu ngân hàng qua website CIC: https://cic.gov.vn/
2. Cách xóa nợ xấu CIC nhanh chóng, dễ dàng
Thực tế, cách để xóa nợ xấu trên CIC không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ.
CIC là gì? CIC là Trung tâm Tín dụng thuộc quyền quản lý của ngân hàng nhà nước. Nhiệm vụ của CIC là đánh giá lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp đã từng vay vốn trước đó tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
Dựa vào các thông tin thu thập, qua quá trình xử lý, hệ thống CIC sẽ xếp từng khách hàng vào các nhóm phù hợp. Thông tin trong hệ thống CIC chính là yếu tố quan trọng để các ngân hàng, tổ chức tín dụng căn cứ quyết định có xét duyệt yêu cầu vay vốn cho khách hàng không.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn, mọi thông tin đều sẽ được lưu trong hệ thống CIC. Đây là hệ thống có tính bảo mật cao, thông tin chính xác và đáng tin cậy tuyệt đối. Hệ thống này giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng dễ dàng hơn trong việc quản lý khách hàng. Biết được khả năng và độ uy tín của khách hàng tới vay vốn, hạn chế tối đa nợ xấu. Hiện hệ thống CIC chia nợ xấu thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2 là gì? Tham khảo ngay qua bài viết)
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Như đã nói, khi dính nợ xấu rất khó để có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng. Vì thế, anh/ chị cần tìm cách xử lý càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu có thể tham khảo:
2.1. Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng
Đây không phải là khoản vay quá lớn nên giải quyết cũng không quá khó khăn. Điều cần làm trước tiên đó là phải nhanh chóng thanh toán khoản nợ này càng sớm càng tốt.
Sở dĩ như vậy là bởi, trong Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ban hành ngày 28/02/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nói rõ. Bắt đầu từ ngày 01/12/2014, các khoản vay dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng.
Vì thế, nếu đang vay dưới 10 triệu sau tất toán sẽ không bị ghi lịch sử nợ xấu nữa.
2.2. Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng
Nếu anh/chị đang có khoản vay trên 10 triệu đồng bị quá hạn thì theo kinh nghiệm xử lý nợ xấu của chúng tôi, cách tốt nhất là thu xếp tài chính sớm để thanh toán tất cả tiền gốc, lãi và cả phí phạt nếu có.
Sau đó thông báo cho cán bộ tín dụng của ngân hàng. Để làm thủ tục tất toán khoản vay và yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc anh/ chị đã hoàn trả đầy đủ khoản nợ quá hạn. Nhớ kèm theo lý do khách quan dẫn tới tình huống phát sinh nợ xấu.
3. Khi nào nợ xấu được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC?
Định kỳ mỗi tháng, hệ thống CIC sẽ tiến hành cập nhật thông tin tình hình tín dụng.
Và sau khi đã xử lý nợ xấu của ngân hàng, nếu thuộc đối tượng nợ xấu nhóm 2 thì khoảng 12 tháng hệ thống CIC sẽ tiến hành xóa bỏ hoàn toàn lịch sử tín dụng nợ xấu. Khi này anh/ chị sẽ đủ điều kiện để xin vay vốn ngân hàng lần tiếp theo.
Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng cho vay nợ xấu. Nhưng với điều kiện người vay phải có tình hình kinh tế ổn định. Cho thấy có khả năng trả nợ và lý do phát sinh nợ xấu là nguyên nhân khách quan.
Tuy nhiên, nếu anh/ chị thuộc đối tượng nợ xấu nhóm 3, 4 và 5 thì sau khi đã trả hết các khoản nợ phải đợi tới 5 năm sau thì tình trạng tín dụng của anh/ chị trong hệ thống mới trở về bình thường. Tức, sau khi trả nợ, phải mất 5 năm hệ thống CIC mới xóa hoàn toàn nợ xấu.
Lúc này anh/ chị mới được ngân hàng xét duyệt cho vay vốn tiếp.
Trong thời hạn chưa được xóa nợ xấu trên CIC sẽ không có ngân hàng nào chấp nhận cho vay, kể cả vay thế chấp có tài sản giá trị đảm bảo.
4. Lời kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách xóa nợ xấu ngân hàng dành cho những ai đang quan tâm.
Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích và được hỗ trợ vay vốn thế chấp cách nhanh nhất, hãy liên hệ với Dòng Vốn (dongvon.com) ngay hôm nay theo hotline 08 7856 7856 hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.
Một số chủ đề liên quan anh/chị có thể quan tâm:
Nợ xấu ngân hàng là gì? Theo hệ thống CIC có các nhóm nợ xấu nào và cách xóa nợ xấu, nợ quá hạn đơn giản nhất là gì? Đọc ngay bài viết!
Bạn đang bị nợ xấu của ngân hàng VPBank? Bạn tò mò cách vay vốn ngân hàng VPBank khi vẫn đang nợ xấu? Bài viết này là câu trả lời cho bạn!
Bạn đang cần vay thế chấp ngân hàng? Bạn mơ hồ về thủ tục vay thế chấp, điều kiện, các loại phí,… của ngân hàng? Xem ngay bài viết để tìm câu trả lời!