Nợ ngân hàng quá hạn: Hướng dẫn cách xử lý nợ quá hạn nhanh chóng
Tình trạng nợ quá hạn đang diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Vậy nợ quá hạn là gì? Khi bị nợ ngân hàng quá hạn có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào? Và tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là an toàn?
Hãy cùng Dòng Vốn tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung bài viết
4. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào?
5. Bị nợ quá hạn ảnh hưởng như thế nào?
1. Nợ quá hạn là gì?
Mặc dù nhiều người đã nghe tới cụm từ nợ quá hạn nhưng thực chất không phải ai cũng hiểu rõ nợ quá hạn là gì.
Đây là thuật ngữ ngành tài chính ngân hàng, dùng để chỉ những khoản nợ đã tới hạn trả nợ. Nhưng người vay không thể trả được cả vốn và/hoặc lãi đúng như thời hạn đã thỏa thuận.
Những khoản nợ ngân hàng quá hạn này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng lẫn của chính người vay vốn.
2. Phân loại nợ quá hạn
Các khoản nợ ngân hàng quá hạn hiện nay được phân thành 2 loại sau:
- Nợ quá hạn có tài sản bảo đảm (vay thế chấp):
Tức những khoản nợ mà người đi vay có thế chấp tài sản nhưng trả nợ không đủ khả năng hoặc không trả gốc và lãi đúng như thỏa thuận khi đến hạn.
Đối với loại nợ này ngân hàng chưa thu được khoản nợ của người vay nhưng vẫn có khả năng thu hồi lại vốn. - Nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm (vay tín chấp):
Chỉ các trường hợp người vay vay tiền ngân hàng theo hình thức tín chấp, không có tài sản bảo đảm đã đến hạn thanh toán khoản vay nhưng chưa có khả năng trả nợ. Loại nợ này ngân hàng có nguy cơ mất trắng cao.
3. Các nhóm nợ quá hạn
Bên cạnh khái niệm nợ quá hạn là gì thì anh/chị cũng nên tìm hiểu thêm về các nhóm nợ ngân hàng quá hạn. Về cơ bản, loại nợ này được chia thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Khoản vay vẫn còn đang trong hạn và có khả năng cao thu hồi lại được đầy đủ cả tiền gốc lẫn lãi đúng hạn.
- Khoản vay bị nợ ngân hàng quá hạn nhưng thời hạn quá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá là có khả năng thu hồi gốc lẫn lãi bị quá hạn cùng gốc lẫn lãi trong thời hạn còn lại.
Nếu anh/chị chưa biết về CIC là gì thì hãy cùng Dòng Vốn tìm hiểu qua bài viết giới thiệu Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Khoản vay đã quá hạn thanh toán từ 10 – 90 ngày.
- Khoản vay đã được gia hạn nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Khoản vay đã nợ ngân hàng quá hạn từ 91 – 180 ngày.
- Khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ như nhóm 2 đã nhắc.
- Khoản nợ được ngân hàng miễn hoặc giảm lãi vì khách hàng không có đủ khả năng thanh toán khoản vay.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Khoản vay đã nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
- Khoản vay đã quá hạn dưới 90 ngày dù đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tính theo thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Khoản vay cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Khoản vay đã nợ quá hạn từ trên 360 ngày.
- Khoản vay đã quá hạn trên 90 ngày dù đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tính theo thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Khoản vay đã quá hạn dù đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 tính theo thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 (kể cả đã quá hạn hay chưa).
- Các khoản nợ chờ xử lý.
(Nợ xấu và nợ quá hạn có khác nhau không? Mời anh/chị cùng tìm hiểu qua bài viết của Dòng Vốn nhé.)
4. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào?
Đối với các khoản nợ quá hạn ngân hàng sẽ tiến hành xử lý nợ quá hạn dựa theo:
- Quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Quy định của chính ngân hàng cho vay.
Mỗi nhóm nợ khác nhau ngân hàng sẽ có quy trình xử lý, thu hồi nợ tương ứng. Thông thường, với các nhóm nợ quá hạn ngân hàng sẽ tiến hành:
- Liên hệ trực tiếp với người vay để thông báo về tình trạng nợ ngân hàng quá hạn. Nếu gặp khó khăn, người vay có thể trình bày hoàn cảnh của mình và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.
- Trường hợp người vay không có động thái trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiếp tục gửi thông báo bằng văn bản tới các đơn vị để hỗ trợ đòi nợ, bao gồm: Đơn vị khách hàng đang công tác, công ty liên kết kinh doanh với khách hàng.
- Chuyển việc đòi nợ sang cho bên thứ 3 hỗ trợ đòi nợ giúp.
- Trường hợp cả 3 cách trên không mang lại hiệu quả và không thỏa thuận, thu hồi nợ được với khách hàng thì ngân hàng được quyền kiện ra tòa theo quy định của pháp luật.
5. Bị nợ quá hạn ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng gây ra bởi nợ quá hạn đang được rất nhiều người quan tâm. Trường hợp anh/chị bị nợ ngân hàng quá hạn có thể:
- Làm giảm tỷ lệ xét duyệt vay thành công khi có nhu cầu vay tiền ngân hàng hay các công ty tài chính. Khi bị nợ xấu tức là lịch sử tín dụng của anh/chị không tốt khiến nhiều ngân hàng e ngại và từ chối yêu cầu vay.
Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tới các kế hoạch tài chính trong tương lai của anh/chị.
- Làm ảnh hưởng tới quyết định của ngân hàng, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào anh/chị thuộc nhóm nợ nào.
6. Giải pháp khi nợ quá hạn
Nợ quá hạn thực sự gây ra nhiều ảnh hưởng, khiến việc vay vốn sau này khó khăn hơn.
Vì vậy, để tránh tình trạng nợ này, anh/chị cần chú ý tới thời hạn thanh toán nợ. Nếu sắp tới thời hạn trả nợ nhưng không đủ khả năng để trả nợ thì anh/chị có thể liên hệ ngay với Dòng Vốn để được tư vấn, hỗ trợ xin đáo hạn ngân hàng.
(Nếu anh/chị chưa biết về khái niệm đáo hạn ngân hàng là gì thì có thể tìm hiểu qua bài viết của Dòng Vốn)
Đây là giải pháp tối ưu để thoát khỏi tình trạng nợ này. Với kinh nghiệm nhiều năm, các chuyên gia tại Dòng Vốn đảm bảo có thể giúp khách hàng giải quyết được khó khăn tài chính trước mắt và tránh không rơi vào các nhóm nợ quá hạn.
Chúng tôi hỗ trợ khách hàng thanh toán nợ ngân hàng quá hạn với hình thức đáo hạn linh động như:
- Đáo hạn khoản vay tại ngân hàng đang vay thời điểm hiện tại
- Đáo hạn khoản vay bằng khoản vay ngân hàng mới với mức lãi suất tốt hơn
- Đáo hạn khoản vay bằng khoản vay từ Dòng Vốn để xử lý nhanh tình trạng nợ. Sau đó chúng tôi hỗ trợ vay khoản vay mới với các Ngân hàng mà khách hàng muốn.
7. Lời kết
Với những thông tin trên chắc hẳn anh/chị đã hiểu rõ nợ quá hạn là gì và những ảnh hưởng mà nó có thể mang lại. Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận, cố gắng thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn. Và nếu không may rơi vào tình trạng này hãy liên hệ ngay với Dòng Vốn.
- Địa chỉ: 69/33 đường Nguyễn Gia Trí (đường D2), Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- SĐT: 08 7856 7856
- Website: https://dongvon.com/
Một số chủ đề liên quan anh/chị có thể quan tâm:
Ân hạn nợ gốc trong ngành ngân hàng là gì? Cập nhật thời gian ân hạn nợ gốc và list các ngân hàng cho vay ân hạn vốn ưu đãi nhất. Đọc ngay
Đảo nợ là gì? Quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước về hình thức đảo nợ tại các tổ chức tín dụng là gì? Đọc bài viết!
Giải chấp ngân hàng là gì không quá xa lạ với khách hàng đã từng vay thế chấp nhưng không hẳn ai cũng rõ. Xem ngay thủ tục giải chấp!