sồ hồng vay vốn ngân hàng
06/10/2021

Những điều bạn cần biết khi dùng SỔ HỒNG vay vốn ngân hàng

sổ hồng vay vốn ngân hàng có khó không ?  Đây là câu hỏi mà nhiều bạn hay hỏi mình. Để dễ dàng cho việc trả lời câu hỏi trên chúng ta đi tìm hiểu một chút về: SỔ HỒNG nhé.

Sổ hồng hay còn gọi là bìa hồng là một trong những loại giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu của bạn đối với bất động sản. Khi bạn sở hữu sổ hồng đứng tên mình bạn có quyền được thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Sổ hồng là sổ gì ?

Thực tế theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ không có định nghĩa về “ Sổ hồng”. Sổ hồng chỉ là cách gọi trong dân gian gọi giấy chứng nhận về nhà đất dựa trên màu sắc của chúng. Tương tự thì “ sổ đỏ” cũng vậy.

Từ ngày 10/12/2009 theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP thì những người sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp một mẫu giấy chứng nhận thống nhất. Mẫu giấy đó có tên gọi là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

sổ hồng vay vốn ngân hàng

Mẫu giấy chứng nhận này có màu hồng nên người dân chúng ta thường gọi là sổ hồng. 

Lưu ý:

Những loại giấy chứng nhận về nhà đất được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang giấy chứng nhận mới.

Có một trường hợp mà bắt buộc phải đổi sang sổ hồng mới. Đó là trên sổ đỏ của bạn đã hết thông tin để cập nhật biến động về tài sản như: Mua bán, hợp thửa, tách thửa, đăng ký giao dịch đảm bảo, hoàn công nhà…. Thì lúc đó bạn bắt buộc phải đổi sang sổ hồng mới để cập nhật biến động của bất động sản.

Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ.

Từ việc tìm hiểu về định nghĩa về sổ hồng, ta cũng phần nào hiểu được sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ.

  • Sự khác nhau đầu tiên là từ ngày cấp: 10/12/2009. 
  • Sổ đỏ và sổ hồng chỉ khác nhau trước ngày 10/12/2009. Lúc đó chưa thống nhất một mẫu giấy chứng nhận chung. Lúc đó Sổ đỏ là do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành. Sổ hồng thì do Bộ Xây Dựng ban hành.

Từ sau ngày 10/12/2009 thì đã thống nhất một mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hay còn gọi là: “ SỔ HỒNG”.

Thông tin ghi trên sổ hồng.

Ngân hàng sẽ căn cứ vào những nội dung ghi trên sổ hồng đề tiến hành thẩm định hồ sơ vay của bạn.

Chúng ta hãy tập trung vào những thông tin trên sổ hồng để có thể giúp ích cho bạn trong việc vay vốn ngân hàng nhé.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Sổ hồng gồm một tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:

sổ hồng vay vốn ngân hàng

Trang 1 của sổ hồng.

– Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Những thông tin chính:

Nếu là cá nhân: Họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước, địa chỉ thường trú.

Nếu là doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, số đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính.

Nếu trường hợp là hộ gia đình sở hữu: Thì phải Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Hiện tại Vũ chỉ hỗ trợ vay vốn ngân hàng với những khách hàng là cá nhân sở hữu sổ hồng. Còn những trường hợp khác phải chuyển thành sở hữu cá nhân. Mình mới hỗ trợ vay vốn được.

Trang 2 của sổ hồng.

– Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

sổ hồng vay ngân hàng

Thông tin về thửa đất: 

Vị trí. 

Đầu tiên chúng ta chú ý 2 dòng đầu tiên: số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ của thửa đất. Đây là thông tin cho chúng ta biết vị trí của thửa đất. Mỗi một thửa đất có một vị trí duy nhất. Vì thế không có việc trùng hợp vị trí trên hai sổ hồng khác nhau.

Vị trí của tài sản cũng là một trong những căn cứ. Để ngân hàng có thể định giá được giá trị của bất động sản.

Diện tích.

Tiếp đến chúng ta hãy đến dòng diện tích:

Diện tích đất có đơn vị là m2, có 2 phần đó là phần bằng số và phần bằng chữ. Nó thể hiện diện tích đất mà người chủ được quyền sử dụng. 

Một số ngân hàng hiện nay chỉ nhận tài sản với diện tích từ 20m2 trở lên.

Hình thức sử dụng.

Tiếp theo là chúng ta đi tìm hiểu về hình thức sử dụng:

Có 2 hình thức sử dụng là sử dụng chung và sử dụng riêng: 

  • Nếu toàn bộ diện tích đất là sử dụng riêng. Thì người chủ sở hữu có toàn quyền với đối với diện tích đất.
  • Nếu là sử dụng chung toàn bộ. Hay một phần diện tích thì khi có nhu cầu vay vốn. Bạn phải có sự đồng ý của những người sử dụng chung. Thì bạn mới có quyền vay vốn ngân hàng.

Mục đích sử dụng đất.

Mục đích sử dụng đất: được chia thành 2 nhóm sau:

  • Nhóm đất nông nghiệp gồm: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất trồng cây lâu năm”, “Đất rừng sản xuất”, “Đất rừng phòng hộ”, “Đất rừng đặc dụng”, “Đất nuôi trồng thủy sản”, “Đất làm muối”, “Đất nông nghiệp khác”.
  • – Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị, “Đất thương mại, dịch vụ”, “Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”, “Đất phi nông nghiệp khác”,…

Hiện nay Vũ chỉ giúp được những khách hàng sở hữu sổ hồng có mục đích  sử dụng đất là: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”, và “Đất trồng cây lâu năm”.

Đây là 3 mục đích sử dụng đất phổ biến mà ngân hàng hỗ trợ cho vay. Ngoài ra những mục đích khác còn phải tùy vào trường hợp. Nhưng rất khó khăn để duyệt hồ sơ vay.

Thời hạn sử dụng đất.

Tiếp theo chúng ta hãy đi đến dòng thời hạn sử dụng đất.

Khi mục đích sử dụng đất là đất ở thì thời hạn sử dụng đất thường là: thời hạn sử dụng lâu dài. Ngân hàng sẽ không tập trung vào thời hạn sử dụng đất với đất ở. Mà chỉ tập trung vào loại đất là đất trồng cây lâu năm. Nếu đất của bạn có thời hạn sử dụng đến năm 2040. Thì thời gian vay phải kết thúc trước thời gian sử dụng đất, ở đây là trước năm 2040.

Thông tin về nhà ở:

Tiếp theo là thông tin về nhà ở: Có 2 loại thông tin về nhà ở

Nhà ở riêng lẻ: 

Gồm các thông tin như: loại nhà ở, diện tích xây dựng, diện tích sàn, hình thức sở hữu, cấp (hạng) nhà ở, thời gian sở hữu.

Căn hộ chung cư:

 Loại nhà ở sẽ là “ Căn hộ chung cư số…”.

Các thông tin về nhà ở giúp ngân hàng định giá, giá trị xây dựng của Bất động sản. Từ đó làm căn cứ để cho vay.

Trang 3 của sổ hồng.

– Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Dựa vào sơ đồ thửa đất ngân hàng sẽ xác định được vị trí đất, thông tin quy hoạch của căn nhà, thửa đất. Xem căn nhà có bị lộ giới. Hay nằm trong khu vực quy hoạch công viên cây xanh, hoặc là những quy hoạch khác hay không.

Hầu như các ngân hàng hiện tại không hỗ trợ vay với tài sản nằm trong quy hoạch.

Trang 4 và trang bổ sung.

– Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…,sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4).

– Trang bổ sung Giấy chứng nhận.

Từ trang số 4 và trang bổ sung. Ngân hàng sẽ kiểm tra xem tài sản này đã từng vay ở đâu chưa?, đã mua bán hay sang tên gì rồi?. Từ đó kiểm tra được lịch sử tín dụng của khách hàng.

Trang số 4 và trang bổ sung. Cũng là nơi để đóng dấu đăng ký giao dịch đảm bảo của phòng tài nguyên môi trường. Khi bạn mang sổ hồng đi vay vốn.

 

Facebook | Twitter | Youtube | Linkedin
Vũ là Founder của DongVon.com - Kinh nghiệm 20 năm làm trong ngành tài chính ngân hàng. Vũ có thể hỗ trợ bạn tất cả mọi vấn đề liên quan đến vay vốn thế chấp và đáo hạn ngân hàng.
hotline
hotline