tài sản thế chấp
10/09/2021

9 điều bạn nên biết khi sử dụng tài sản thế chấp để vay vốn.

Tài sản thế chấp (TSTC) là bạn dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho bạn vay một khoản tiền nào đó. Hoặc là bảo lãnh cho một giao dịch hợp tác mà bạn không có tiền mặt để góp vào đó.

1. Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng.

Khi bạn đi vay vốn ngân hàng với số tiền lớn. Bạn chưa có lịch sử quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Thì ngân hàng bắt buộc bạn phải có TSTC thì ngân hàng mới đồng ý cho bạn vay.

Những TSTC mà ngân hàng đồng ý cho bạn vay, bao gồm: Bất động sản, Xe ô tô, Cổ phiếu, Máy móc…tài sản thế chấp

2. Sự khác nhau giữa tín chấp và thế chấp.

Tín chấp là bạn dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho khoản vay hay một giao dịch nào đó. Còn thế chấp là bạn dùng tài sản có giá trị để đảm bảo cho các yếu tố trên.

tài sản thế chấp

3. Định giá tài sản thế chấp trong ngân hàng.

Để biết được giá trị của TSTC. Bắt buộc bạn phải định giá tài sản. Một số ngân hàng thì sử dụng công ty định giá của ngân hàng. Một số ngân hàng thì thuê định giá ở bên ngoài.

Thông thường thì ngân hàng thường cho vay với tỷ lệ từ 50 % đến 80 % giá trị tài sản. Với tỷ lệ này để làm giảm rủi ro cho ngân hàng.

Cũng có một số trưởng hợp có thể tăng tỷ lệ cho vay nên. Những điều này sẽ phải có những điều kiện kèm theo. Với tiêu chuẩn rất cao.

tài sản thế chấp

4. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.

Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai thường áp dụng cho những khoản vay mua bán bất động sản. Bạn sẽ thế chấp cho ngân hàng căn nhà hoặc miếng đất mà bạn định mua.

Thông thường nếu bạn có nguồn thu nhập tốt. Đều đặn và chứng minh được, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho bạn vay đến 85% giá trị định giá của tài sản đó.

Nếu bạn là người đi làm có lương, có công việc ổn định. Thì việc mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua sẽ được ngân hàng rất ủng hộ.

Việc bạn vay tiền mua xe ô tô. Thì lúc này ô tô cũng là loại cầm cố TSTC hình thành trong tương lai. Nêu bạn cần trang bị xe ô tô để phục vụ nhu cầu của mình. Trong khi tình hình tài chính chưa đủ thì vay mua xe cũng là giải pháp nên tính đến.

tài sản thế chấp

5. Tài sản thế chấp của bên thứ 3.

Khi bạn đi vay vốn hoặc thực hiện giao dịch một việc gì đó cần có TSTC. Nhưng bạn lại không có tài sản thế chấp. Thì bạn phải làm sao? Giải pháp là mượn tài sản của người khác.

Những tài sản này được gọi là TSTC của bên thứ 3. Bên thứ 3 trong họp đồng thế chấp được gọi là bên bảo lãnh.

Những năm về trước, việc mượn tài sản của bên thứ ba. Để bảo lãnh cho khoản vay của người vay rất dễ dàng. Lúc đó không có nhiều quy định về loại tài sản này.

Nhưng hiện nay tình hình đã khác. Bên thứ 3 sở hữu TSTC phải là người thân của người đi vay: Ba, mẹ, anh chị em… Nếu chung hộ khẩu thì càng tốt.

Tại sao lại có vấn đề này ?

Những năm về trước việc thế chấp tài sản của bên thứ 3. Đã tạo khe hở cho một số bạn lợi dụng để làm những điều không tốt với chủ tài sản. Như bảo lãnh vay xong rồi không trả cho ngân hàng, trốn luôn…Làm cho việc xử lý hồ sơ rất khó khăn. Nên mới có những quy định khắt khe như vậy. Dù gì thì người trong gia đình xử lý cũng dễ hơn.

tài sản thế chấp

6. Luật về tài sản thế chấp

Tất cả những quy định về pháp luật đối với TSTC. Đều ghi trong khoản 2 điều 292 và điều 317 Bộ luật dân sự  năm 2015. Bạn có thể tham khảo thêm.

tài sản thế chấp

7. Công chứng tài sản thế chấp

Sau khi các bên đã thống nhất về TSTC. Thì các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp. Sau đó sẽ tiến hành công chứng tại phòng công chứng.

Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng xác nhận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Dùng TSTC để bảo lãnh cho khoản vay hay một giao dịch nào đó.

Hợp đồng thế chấp có 2 loại : hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh thế chấp.

  • Hợp đồng thế chấp là hợp đồng bao gồm 2 bên thế chấp đồng thời cũng là chủ tài sản với bên nhận thế chấp.
  • Hợp đồng bảo lãnh thế chấp là hợp đồng 3 bên: Trong đó có bên nhận thế chấp, bên bảo lãnh đồng thời là chủ tài sản và cuối cùng là bên vay.

Những nội dung cơ bản của hợp đồng thế chấp.

  • Thông tin các bên thế chấp
  • Thông tin TSTC
  • Giá trị TSTC
  • Mục dích thế chấp tài sản để làm gì ?

tài sản thế chấp

8. Đăng ký giao địch đảm bảo cho tài sản thế chấp.

Thông thường sau khi công chứng hợp đồng thế chấp. Các ngân hàng thường phải đi đăng ký giao dịch đảm bảo.

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này giúp cho ngân hàng hoặc người cho vay được ưu tiên xử lý trước. Khi có trường hợp tranh chấp sảy ra. Hoặc trường hợp bạn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng.

Ngoài ra: Việc đăng ký giao dịch đảm bảo cũng có nghĩa là người chủ tài sản không dùng tài sản này để thực hiện một giao dịch khác.

Nếu là bất động sản: thì đăng ký giao địch đảm bảo tại phòng tài nguyên môi trường.

Nếu là động sản: thì đăng ký giao dịch đảm bảo tại trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo.

tài sản thế chấp

9. Giải chấp tài sản thế chấp.

Khi bạn đã trả hết tiền cho bên cho vay, hoặc giao dịch đã kết thúc. Thì các bên tiến hành giải chấp TSTC. Thông thường ngân hàng sẽ trả lại những giấy tờ liên quan đến TSTC cho bên thế chấp. Cùng với 2 tờ giấy sau:

  • Thông báo giải giấp
  • Đơn xoá đăng ký giao dịch đảm bảo.

Thông báo giải chấp thì nộp tại phòng công chứng. Đơn xoá đăng ký giao dịch thì nộp tại những đơn vị đăng ký giao dịch đảm bảo.

giải chấp tài sản

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của mình về TSTC. Đây là tất cả những hiểu biết của mình về lĩnh vực này. Nếu có gì sai sót thì mong mọi người bỏ qua nhé.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến những chia sẻ này.

 

 

Facebook | Twitter | Youtube | Linkedin
Dòng Vốn là Website về lĩnh vực tài chính được thành lập bởi các chuyên gia tài chính trong lĩnh vực Ngân Hàng. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng các dịch vụ vay thế chấp nhanh tài sản (giải ngân trong ngày), đáo hạn ngân hàng lãi suất thấp. Dòng Vốn tự tin khẳng định có thể hỗ trợ thành công hơn 90% vấn đề mà khách hàng gặp phải. Điểm mạnh của chúng tôi là có thể xử lý nợ xấu cấp 5, tài sản đảm bảo cực thấp, không chứng minh được thu nhập, tài sản thế chấp của ba mẹ, người thân,..
hotline
hotline